OVH có giá không phải là rẻ nhất nhưng thuộc phân khúc rẻ. Rất khó để bạn có thể tìm được một nhà cung cấp vừa uy tín lại có cấu hình linh kiện rất mới. Vì hãng khá ăn nên làm ra nên cũng chịu khó nâng cấp. Nếu bạn từng mua máy chủ tại Việt Nam, bạn sẽ phải wow lên khi xem giá của OVH.
OVH cung cấp một cách “khuyến mãi” khá lạ được gọi là “commitment” (tạm dịch là “cam kết trách nhiệm”). Tại thời điểm tôi viết bài này thì có 3 gói:
Đương nhiên, bạn chỉ là cam kết “mõm” thôi, chứ vẫn được trả theo tháng. Vấn đề là trong phần quản trị, bạn sẽ không có chỗ nào để dừng dịch vụ nếu chưa hết thời hạn cam kết ở trên. Vẫn có cách để dừng giữa chừng, nhưng phải tạo phiếu hỗ trợ và trả phần chênh lệch (so với việc không khuyến mãi).
Về tốc độ mạng và tính ổn định tôi chấm OVH số điểm 8/10. Nhà cung cấp này lâu lâu vẫn có sự cố như là mất điện, cháy data center (2021), sập hệ thống mạng… và vì nó là “giá rẻ” nên hãng cũng từ chối trách nhiệm cho mấy vụ này. Dùng OVH, nên có thêm backup của hãng khác đặt ở data center khác luôn.
Có 1 điểm mà OVH hay hơn nhiều bên đó là có sẵn kết nối local (LAN) giữa các máy chủ với nhau gọi là VRack. Kết nối nội bộ kiểu này có tốc độ cao và bảo mật tốt do không mở ra ngoài internet. Điều này rất tiện khi bạn cần liên kết các dịch vụ như database, caching hay replica data. Hồi xưa, thời điểm 2018, để có chức năng VRack thì phải mua máy chủ gói cao hoặc bỏ tiền mua dạng add-on, mà tốc độ cũng tầm 10Gbps. Thời điểm 2025 thì nó có sẵn miễn phí tốc độ lên tới 25Gbps.
OVH có sẵn hệ thống chố DDoS rất hiệu quả. Vì họ có sở hữu đường truyền cáp quang và datacenter riêng nên việc chống tấn công bằng phần cứng khá tốt.
Mỗi máy chủ bare metal của OVH được miễn phí 500GB dung lượng lưu trữ để backup dữ liệu. Ổ cứng này là ở ổng cứng riêng và ở máy chủ khác. Lưu ý, chúng ta không thể trực tiếp vào ổ đĩa backup mà phải thông qua ít nhất 1 máy chủ đã đăng ký của OVH.
Giao diện phần quản lý của OVH có cải thiện qua thời gian, nhưng thành thật mà nói là không được thoải mái cho lắm, đặc biệt chậm khi mạng bị lag (powered by Angular.js). Hãng có tùy chọn thanh toán qua Paypal, thẻ và có thể nạp trước vào để trả từ từ cũng được.
Rồi giờ làm cái bảng tổng hợp:
HẠNG MỤC | ĐÁNH GIÁ |
---|---|
Phần cứng | Mới, khá ngon |
Tốc độ mạng | Tốt |
Giá cả | Rẻ |
Hổ trợ | Trả lời siêu chậm, trừ khi có việc nghiêm trọng |
Cơm thêm | VRack 25Gbps, 500GB backup |
DMCA | Có |
OVH sẽ phù hợp với đối tượng nào, startup có dùng được không? Nếu bạn rành việc deploy và quản lý máy chủ thì OVH sẽ dành cho bạn, nó cho phép bạn tự do cài đặt những thứ bạn muốn, xây dựng thứ mà bạn tưởng tượng. Lâu lâu máy chủ sẽ bị reboot hoặc vài dịch vụ bị crash, bạn phải chuẩn bị kỹ lưỡng cho những tình huống đó. Nếu web/app của bạn chưa có nhiều traffic, mua OVH sẽ lãng phí hãy thử với So you Start hoặc thấp hơn là Kimsufi.
Vậy dùng OVH có tốt không? Đương nhiên là nó vẫn khá xịn, nếu bạn là dân chuyên, không quá cần support, thích tự xử từ A đến Z thì cứ đặt mua mà dùng thôi. Bên dưới tôi có ghi vài kết quả đo đọc/ghi trên ổ cứng của hãng. Bạn xem thử nhé!
# Random Read (4K, 1 job, 1 thread):
fio --name=randread --rw=randread --bs=4k --size=1G --numjobs=1 --iodepth=32 --runtime=30s --time_based --group_reporting
# Random Write (4K, 1 job, 1 thread):
fio --name=randwrite --rw=randwrite --bs=4k --size=1G --numjobs=1 --iodepth=32 --runtime=30s --time_based --group_reporting
Tốc độ ghi rất ấn tượng, dư sức chạy các web có traffic cao!